Lập Hạ là một trong 24 tiết khí quan trọng trong năm theo quan niệm của người phương Đông. Vậy Ngày lập hạ là gì? Ngày lập hạ 2023 có gì đặc biệt? Cùng Mạ Vàng Phúc Tường tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết hôm nay nhé!
Ngày lập hạ là gì?

Ngày Lập Hạ là gì? Lập Hạ là một trong hai mươi bốn tiết khí quan trọng trong lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Lập có nghĩa là xây dựng, đánh dấu, xác định, và hạ có nghĩa là mùa hè. Vì vậy tiết Lập Hạ có nghĩa là đầu bước đánh dấu bắt đầu của mùa hạ.
Lập Hạ thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng 5 âm lịch hàng năm, khi mặt trời ở 45 độ và sau khi kết thúc tiết Cốc Vũ.
Bước vào thời kỳ Lập Hạ, thế giới từ cây cối, khí hậu, con người, năng lượng đến linh khí đều sẽ trải qua những thay đổi lớn. Đây cũng là lúc thời tiết bắt đầu khắc nghiệt bởi nắng nóng, ngày kéo dài hơn đêm. Khi nhiệt độ và ánh sáng thay đổi, gió Mậu Dịch và gió mùa Đông Nam cũng hoạt động theo cường độ mạnh, mang theo hơi nước từ bề mặt biển dẫn đến lượng mưa lớn và dày đặc trong suốt tiết khí này.
Ngày lập hạ 2023 là ngày gì?
Ngày lập hạ 2023 sẽ bắt đầu vào khi nào? Theo lịch vạn niên, Lập Hạ năm 2023 sẽ có chu kỳ bắt đầu và kết thúc như sau:
- Lập Hạ 2023 sẽ bắt đầu vào Thứ Bảy, ngày 6 tháng 5 năm 2023 theo lịch Dương (hoặc ngày 17 tháng 3 âm lịch).
- Thời kỳ Lập Hạ kết thúc vào thứ Năm, ngày 19 tháng 5 năm 2023 theo lịch Dương (tức là ngày 1 tháng 4 theo âm lịch).
Ngày lập hạ năm 2023 tốt hay xấu
Theo lịch vạn niên, Ngày Lập Hạ 2023 là ngày Giáp Tý, tháng Bính Thìn, năm Quý Mão, giờ Giáp Tý. Đây là ngày Thiên Lao Hắc Đạo, trực Nguy.
- Giờ hoàng đạo trong ngày này bao gồm: Tý (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Mão (5:00-6:59), Ngọ (11:00-13:59), Thân (15:00-17:59), Dậu (17:00-19:59).
- Giờ hắc đạo trong ngày gồm: Dần (3:00-4:59), Thìn (7:00-9:59), Tỵ (9:00-11:59), Mùi (13:00-15:59), Tuất (19:00-21:59), Hợi (21:00-23:59).
Ngày lập hạ 2023 hợp với các tuổi Thân, Thìn, Sửu và xung với các tuổi Mậu Ngọ, Nhâm Ngọ, Canh Dần, Canh Thân. Sao tốt gồm Nguyệt không, Thiên ân, Thiên mã, Bất tương. Sao xấu gồm Thiên lại, Trí tử, Ngũ hư, Bạch hổ.
- Việc nên làm: Họp mặt, nhận người, đào đất, san đường, an táng, cải táng.
- Việc không nên: Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng.
Những điều nên và không nên làm trong ngày lập hạ 2023
Những điều nên làm vào ngày lập hạ 2023

Những việc nên làm vào ngày lập hạ 2023 là:
- Tổ chức lễ mừng ngày lập hạ: Người xưa quan niệm rằng vào ngày lập hạ nên tổ chức lễ đón, cúng trời đất để đón hè và cầu mong một năm suôn sẻ, bình an, hạnh phúc. Đây cũng là mùa của cây trái mùa màng, người nông dân sẽ tổ chức lễ cầu may để mong một mùa bội thu.
- Uống trà: Nhiều người quan niệm uống trà vào tiết lập hạ có tác dụng làm sảng khoái tinh thần, chuẩn bị tinh thần và thể lực cho một vụ mùa bội thu.
- Mặc quần áo thoáng mát và uống nhiều nước: Trong tiết Lập Hạ, bạn nên mặc quần áo thoáng mát và hạn chế đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy ưu tiên đồ ăn mát, uống nhiều nước để điều chỉnh thân nhiệt và làm tinh thần tỉnh táo hơn.
- Mua vật phẩm phong thủy: Tiết lập hạ là 1 trong 24 tiết khí phong thủy, vào ngày lập hạn nên mua những vật phẩm phong thủy để trưng bày hoặc tặng cho người thân, bạn bè để giúp họ vào mùa vụ thêm may mắn, tài lộc.
Những điều không nên làm vào ngày lập hạ 2023
Mặc dù đây là tiết khí tốt trong năm, nhưng cũng cần tránh một số việc như sau:
- Không nên ngồi trước cửa nhà: Nhiều người có quan niệm không nên ngồi trước cửa nhà trong ngày Lập Hạ. Bởi đây là vị trí đón gió, đón nắng vào trong nhà. Nếu ngồi trước cửa nhà vào ngày này sẽ dễ bị ốm đau hoặc say nắng, nhất là người già và trẻ em.
- Không quan hệ vào ngày lập hạ: Theo quan niệm dân gian, nam nữ nên tránh quan hệ vào 4 ngày này trong năm là Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân; Tứ lập gồm Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông; Hoặc Tử Tuyết tức ngày trước Tự Lập. Đây là những ngày có thể gây họa, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ.